Sau đây, chúng tôi chia sẻ đến
mọi người những thay đổi mang tính cải cách hành chính đáng chú ý tại nghị định 59/2018/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 08/2015/NĐ –
CP về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
I. NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG NGHỊ ĐỊNH 59/2018/ NĐ-CP
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì làm thủ tục hải quan
tại Chi cục quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng
bưu chính, chuyển phát nhanh.
- Đối với hàng hóa quá cảnh thì tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập
đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.
- Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tại xuất, địa điểm làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật liên quan.
2. Bổ sung đối tượng người khai hải quan
Theo đó, có 02 đối tượng mới có
nghĩa vụ khai hải quan, bao gồm: Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường
hợp hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư miễn thuế và người thực hiện
dịch vụ trung chuyển hàng hóa.
3. Trình tự áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu
Trị giá hải quan của hàng xuất
khẩu được xác định lần lượt theo từng phương pháp sau đây:
-
Giá bán của hàng hóa tại cửa
khẩu xuất.
-
Trị giá của hàng hóa giống hệt,
tương tự trên cơ sở dữ liệu trị giá hải quan;
-
Giá bán hàng hóa giống hệt,
tương tự tại thị trường Việt Nam.
- Giá bán hàng hóa XK do cơ quan Hải quan
thu thập, tổng hợp, phân loại.
Hàng hóa xuất khẩu theo phương
thức vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt thì cửa khẩu xuất được xác định là cảng xếp hàng,
nơi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải ghi trên tờ khai hải quan.
5. Được khai bổ sung trong thời hạn 5 ngày nếu cơ quan hải quan
bác bỏ về trị giá hải quan
Đây là một trong những nội dung
thay đổi cơ bản trong kiểm tra, xác định trị giá hải quan
Trường hợp hàng hóa xuất nhập
khẩu thuộc diện phải có Giấy phép của cơ quan chuyên ngành thì phải có Giấy
phép trước khi đăng ký tờ khai hải quan và khai đầy đủ thông tin Giấy phép trên
Tờ khai hải quan.
7. Được giải phóng hàng hóa trong trường hợp bị bác bỏ trị giá hải
quan
Đối với trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu bị bác bỏ trị giá hải quan, nếu người khai hải quan đã nộp đủ số thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh nộp thuế thì được thực hiện việc giải phóng hàng hóa.
8. Người khai hải quan phải thông báo lấy mẫu đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành
Trước khi lấy mẫu đối với hàng
hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, người khai hải quan phải thông báo về
thời gian, địa điểm lấy mẫu thông qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia hoặc Hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan.
Khi lấy mẫu, phải có đại diện của người khai Hải quan. Việc lấy mẫu phải được lập thành Biên bản và mẫu phải được niêm phong.
9. Thực hiện kiểm tra cơ sở đối với tổ chức, cá nhân lần đầu nhập
khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
Ngoài ra, việc thực hiện kiểm
tra cơ sở còn áp dụng đối với các đối tượng thuộc một trong các trường hợp như
Bị phát hiện có dấu hiệu thay
đổi thông tin đặc điểm sản xuất nhưng không thông báo với cơ quan Hải quan
Nhập khẩu hàng hóa để gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công lại toàn bộ hợp đồng gia công.
Bị phát hiện có lưu giữ nguyên liệu vật tư, linh kiện nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu ngoài các địa điểm đã thông báo.
Thủ tục hải quan đối với hàng
hóa quá cảnh được thực hiện tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối
cùng, trừ hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng nhập
khẩu, xuất khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ
bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh
11. Phải gửi văn bản đề nghị khi chuyển tải, lưu kho, chia
tách,…hàng hóa quá cảnh
Việc chuyển tải, lưu kho, chia tách, đóng chung container … được thực hiện tại cửa khẩu nhập, cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát, tập trung đối với hàng chuyển pháp nhanh.
Hàng hóa quá cảnh đóng chung
container, toa hàng với hàng xuất nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Hàng hóa phải được đóng gói một
cách riêng biệt
Hàng hóa quá cảnh không thuộc
trường hợp phải có Giấy phép quá cảnh hoặc không thuộc mặt hàng: rượu, bia,
thuốc lá ...
Hàng hóa dự kiến nhập khẩu đóng
chung container không thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải
quan tại cửa khẩu nhập
Đối với hàng xuất khẩu đóng chung container phải có cùng cửa khẩu xuất với hàng quá cảnh, cửa khẩu xuất phải là cửa khẩu quốc tế.
Container, toa xe chở hàng,
phương tiện chứa hàng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan
13. Ấn định thời hạn lưu giữ hàng hóa trung chuyển là không quá 30
ngày
Thời hạn được tính kể từ ngày
hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.
Trách nhiệm thông báo thuộc về
doanh nghiệp kinh doanh cảng biển. Thời hạn thông báo chậm nhất là 05 ngày
trước ngày đầu tiên thực hiện dịch vụ trung chuyển.
15. Bổ sung đối tượng được xác định là phương tiện chứa hàng hóa
theo phương thức quay vòng
Theo đó, đối tượng được bổ sung là phương tiện (bồn) chứa khí, chất lỏng có kết cấu ổn định, bền chắc, được sử dụng chuyên dùng chứa và vận chuyển khí, có số ký hiệu in cố định trên vỏ mặt bồn và chuyên chở bằng xe ô tô chuyên dùng.
Thủ tục hải quan đối với đối
tượng nêu trên được thực hiện tại Chi cục hải quan xuất khẩu hoặc Chi cục hải
quan chuyển phát nhanh.
17. Bổ sung địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với các loại
hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập cho các công việc đặc thù
Ngoài Chi cục hải quan cửa
khẩu, việc thực hiện thủ tục hải quan còn được thực hiện tại các Chi cục hải
quan chuyển phát nhanh đối với các hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập dùng để bảo hành, sửa chữa, thay thế; để phục vụ công việc trong thời hạn
nhất định; để dự hội chợ triển lãm.
18. Quy định thủ tục hải quan đối với các hàng hóa tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập khác
Thủ tục hải quan đối với các hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập được thực hiện tại các Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án. .
Mong rằng bài viết sẽ hữu ích
đối với bạn!
19. Không yêu cầu Giấy phép nhập khẩu đối với hành lý nhập cảnh có
trị giá không quá 20 triệu đồng
Theo đó, hành lý của người nhập
cảnh có tổng trị giá hải quan vượt định mức miễn thuế và thuộc Danh mục mặt
hàng phải có Giấy phép nhập khẩu hoặc thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành, có
tổng trị giá không quá 20 triệu đồng hoặc hành lý là vật nguyên chiếc, nguyên
đơn vị sản phẩm có tổng giá trị vượt quá 20 triệu đồng thì không cần Giấy phép
nhập khẩu hay văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành.
21. Chi tiết quy trình hải quan đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy xuất
cảnh, nhập cảnh
Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì cơ quan hải quan in tờ khai phương tiện tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập từ hệ thống, đóng dấu công chức hải quan tiếp nhận và dấu “VIETNAM CUSTOMS” lên tờ khai, giao cho người khai hải quan khi làm thủ tục khi tái nhập hoặc tái xuất.
Nghị định số
59/2018/NĐ-CP được ban hành, nhằm sửa đổi những nội dung vướng mắc, bất cập của
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và những nội dung chưa thống nhất của Nghị định này
với các văn bản quy phạm pháp luật khác, các điều ước quốc tế mới ký kết hoặc
gia nhập có liên quan đến lĩnh vực hải quan. Đồng thời, Nghị định được ban hành
nhằm tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá trong các
quy trình nghiệp vụ hải quan; sửa đổi và đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập
cảnh phương tiện vận tải.
Ngoài ra, Nghị định 59/2018/NĐ-CP cũng hướng tới tăng cường quản
lý rủi ro trong các khâu nghiệp vụ hải quan; đảm bảo rõ ràng, cụ thể, minh bạch
trong quy định và thống nhất thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.